Lớn lên, trưởng thành, có khi nào bạn nhìn ngắm lại đôi bàn tay bố mẹ mình và tự hỏi “Tại sao bố mẹ mình không đeo nhẫn cưới?".
Thời trẻ khi lấy nhau, bố mẹ bạn có nhẫn cưới không?
Đám cưới của bố mẹ thời xưa
Tình yêu của thế hệ đi trước không có những lời cầu hôn lãng mạn với hình ảnh kinh điển người con trai quỳ gối và trao nhẫn cho người con gái họ yêu. Thời "bố mẹ anh", người ta gửi trọn tình yêu của mình vào những lá thư tình viết vội, chiếc khăn thêu tay hay ánh mắt lưu luyến. Cưới xin ngày ấy, hai bên gia đình chấp thuận là cưới thôi, chẳng thủ tục rườm rà, cũng chẳng mâm cao cỗ đầy, nói chi đến nhẫn cưới. Hồi ấy, nhẫn cưới chắc cũng phải đáng giá một gia tài, gia đình nào khá giả thường cũng chỉ có một chiếc duy nhất dành cho cô dâu. Cưới xin xong, biết bao việc phải lo, nhẫn cưới lại được mang ra cầm cố để trang trải cho gia đình. Thế là lại: "Thôi, để sau mua cũng được"...
Đó không phải câu chuyện của riêng gia đình nào, nó nhiều đến mức có thể coi là câu chuyện của cả một thế hệ, giống như khái niệm "ngày xưa" mà các ông bố bà mẹ thời nay thường nói: "Đấy, ngày xưa bố mẹ làm gì được sướng như chúng mày bây giờ".
Và khi tuổi già ập đến: "Thôi, nhẫn cưới để làm gì nữa!"
Tình yêu thời bố mẹ dung dị, trong trẻo mà gắn bó với nhau đến cả cuộc đời. Có lẽ vì lớn lên và trưởng thành trong cái thiếu thốn chung của thời đại mà tình cảm vợ chồng được đong đầy hơn qua những ngọt bùi chia sẻ cùng nhau. Khi trẻ cùng nhau bận rộn mưu sinh, khi con cái đã trưởng thành, bố mẹ lại tất bật với trách nhiệm trở thành ông thành bà. Ở cái ngưỡng tứ tuần, cái tình đi liền với cái nghĩa, sự lãng mạn - thứ gia vị không thể thiếu trong tình yêu giờ đây nhường chỗ cho trách nhiệm với con cháu. Lời hứa năm xưa "Thôi, để mua sau cũng được" lại trôi đi vào dĩ vãng như một cái tặc lưỡi cho qua, thay vào đó là "Thôi, nhẫn cưới để làm gì nữa" vì tuổi già đã đến. Nhưng ai biết đằng sau câu nói ấy bố mẹ cố giấu những suy nghĩ gì, hay lại lặng thầm dành dụm vì con vì cái.
Nếu là bạn, bạn có thấy đám cưới mình trọn vẹn khi thiếu đi cặp nhẫn cưới?
Thời nay, cặp nhẫn cưới không chỉ là là kỷ vật tình yêu, mà còn là minh chứng cho sự ràng buộc vô hình giữa hai người. Bạn không thể mang tờ hôn thú đi khoe với mọi người là bạn đã kết hôn, nhưng chỉ cần bạn đeo chiếc nhẫn ở ngón áp út là mọi người hiểu bạn đã có gia đình. Bởi vậy, trao nhẫn trở thành "thủ tục" không thể thiếu trong tất cả các lễ cưới hiện đại nào. Nếu đặt mình vào vị trí của bố mẹ ngày xưa, bạn có thấy đám cưới mình trọn vẹn khi thiếu đi cặp nhẫn cưới?
Có khi nào bạn nghĩ sẽ giúp bố mẹ tìm về một chút thanh xuân, hoàn thiện những lời yêu còn dang dở? Chẳng bao giờ là muộn để bố mẹ bắt đầu lại những cảm xúc ngày xưa bằng một cặp nhẫn cưới, để mẹ được trở thành một cô dâu thực sự. Một cặp nhẫn vàng tặng bố mẹ nhân dịp kỷ niệm ngày cưới không chỉ là món quà ý nghĩa, mà còn là kỷ vật thể hiện niềm tin mãnh liệt vào một tình yêu vĩnh cửu vẫn luôn tồn tại, nhắc nhớ tới một thời thiếu thốn nhưng đầy ắp yêu thương, về những hy sinh thầm lặng của bố mẹ để con cái có được hạnh phúc sau này.
Lấy cảm hứng từ câu chuyện rất "đời", rất "thực" ấy, phim ngắn "Cảm ơn bố mẹ đã cưới nhau" của Huy Thanh Jewelry đã thành công trong việc tái hiện lại hàng triệu câu chuyện có thật của thế hệ "bố mẹ anh", đánh thức ở mỗi người bài học về sự quan tâm, tình yêu thương và lòng biết ơn tới cha mẹ. Phim ngắn kết thúc bằng hình ảnh người bố lần đầu tiên trao nhẫn cho mẹ sau mấy chục năm chung sống đầy xúc động, nhưng cũng đồng thời mở ra câu hỏi đầy thấm thía cho mỗi người con: Thấu hiểu và tinh tế bao nhiêu là đủ? Bố mẹ mình có nhẫn cưới không?
Phim ngắn "Cảm ơn bố mẹ đã cưới nhau" - dựa trên hàng triệu câu chuyện có thật về tình yêu thời "bố mẹ anh"
Cùng theo dõi và cảm nhận phim ngắn "Cảm ơn bố mẹ đã cưới nhau": Tại đây.
Nguồn báo: Kênh 14